>> Đền Hoàng Minh Tự / Đền thờ Thái úy Tô Hiến Thành
Ngôi Đền nằm trên một gò đất cao, tương truyền là nơi an táng của ông và hai cô con gái. Đền có hướng tây nam, phía trước là cánh đồng lúa bát ngát, xa xa là con sông Đơ hiền hòa ngày đêm chảy về với biển.
Đề Lĩnh - Đường Công Quang Lộc (không rõ tên úy) người làng Bồng Báo thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Ông làm quan dưới thời Vua Lê Tương Dực (1510 -1516). Ông là người tài trí hơn người, văn võ song toàn, được nhà vua trọng dụng phong cho chức quan lớn. Là tứ trụ triều đình ngày đêm kề cận bên Vua.
Lê Tương Dực trong lịch sử là một ông Vua tài giỏi nhưng hoang dâm vô độ và thường nghĩ ra những trò ăn chơi trác táng hoang phí tiền của một cách ngông cuồng dồ dại. Tuy trọng dụng võ tướng Đề Lĩnh nhưng trong lòng Vua lại luôn cảm thấy lo ngại bất an. Tương truyền mỗi lần võ tướng Đề Lĩnh vào chầu, nhà Vua đều cảm thấy sởn da lạnh gáy. Bản thân nhà Vua cũng là kẻ chiếm ngôi nên nỗi lo bị kẻ khác hất cẳng đã làm cho Lê Tương Dực trở nên mù quáng. Vua không thể vô cớ giết chết người tài nên tìm cách đẩy Đề Lĩnh ra xa mình. Thế là từ một vị tứ trụ triều đình Đề Lĩnh bị đẩy đi canh giữ vùng cửa biển hoang vu dân cư thưa thớt.
Theo sử sách địa phương Sầm Sơn xưa kia chỉ là những bãi bồi, gò, cồn do nước biển rút ra và để lại, dân cư thưa thớt và sống rất tự phát, hầu như sự cai trị của triều đình phong kiến đều không thể với tay tới được. Đi tới đây không khác gì bị lưu đày, bị cô lập. Bấy giờ cồn đảo này chỉ có hai dòng họ lớn cai quản đó là họ Nguyễn và họ Trịnh và những cuộc đụng độ nãy lửa vẫn thường xảy ra.
Từ khi có mặt ở vùng đất này ông đã khai hoang mở đất dẹp yên loạn đảng, luyện binh, lập trại ngày đêm rèn luyện võ vật cho nhân dân. Ông trở thành ông tổ nghề võ vật Làng Lương Trung. Dân chúng được sống trong yên vui thái bình nên ca ngợi công lao của người.
Tiếng lành đồn xa, chẳng bao lâu đã lại đến tai nhà vua. Nhà vua cho mời thầy địa lý bên tàu về xem. Thầy địa lý phán rằng do Đề Lĩnh ngự trên vùng đất được xem là đầu của con Rồng nếu không cẩn thận có thể nhà Vua sẽ bị mất ngôi. Không còn cách nào khác, lấy cớ là ban thưởng tiền vàng của cải cho Đề Lĩnh, vỗ yên dân chúng, Vua Lê Tương Dực cho đào con sông Đơ với lí do để lấy nơi cho thuyền bè chở vàng bạc tiền gạo vào cho tướng quân lập làng dựng ấp nhưng thực chất là để cô lập tướng quân với bá quan văn võ trong triều và muốn phá bỏ thế đất nơi tướng quân Đề Lĩnh đang trấn giữ.
Khi đào sông đã chạm phải long mạch làm đứt đầu con rồng đang yên ngủ, mỗi nhát cuốc bổ xuống nước chảy ra đỏ lòm như máu, mọi người hoảng loạn nhưng không dám trái lệnh Vua nên vẫn tiếp tục đào. Ngay sau ngày con sông hoàn thành thì cũng là lúc tai họa ập tới, năm ấy mất mùa đói kém, dịch bệnh lan tràn dân chúng lầm than.
Nhà Minh nhân cơ hội ấy đã đem theo lương thảo, quân lính tràn vào nước ta bằng đường biển. Chúng lợi dụng địa hình hiểm trở đã ẩn nấp trên núi ngày đêm quấy nhiễu, cướp bóc, giết dân cướp đất, dân chúng hoảng loạn. Tướng công Đề Lĩnh đã chiêu mộ binh sỹ đem quân chống giặc nhưng thế trận chênh lệch lại bị cô lập không có người ứng viện kịp thời nên quân ta đã bị giăc đánh, bị vây hãm. Hai cô con gái của ông vì muốn báo thù cho cha nên đã giả trai cầm quân đánh giặc hòng giải vây cho cha. Ba cha con chiến đấu ngoan cường cho tới hơi thở cuối cùng. Xác ba người được nhân dân đem về chôn cất tại vùng đất mà ông đã dày công gây dựng và lập miếu thờ phụng. Trải qua bao triều đại phong kiến nhưng tài năng và đức độ của người vẫn được sử sách ghi nhận.
Hiện nay ngoài ngôi mộ trong Đền còn lưu giữ 8 sắc phong trong đó có 7 đạo sắc thời Lê và nguyễn. Trong đó 1 đạo sắc thời Lê Chiêu Thống nguyên niên (1787), 3 đạo sắc đời vua Tự Đức, 2 đạo sắc thời vua Đồng Khánh và 1 đạo sắc thời vua Duy Tân(1909). Đây là tài sản phi vật thể quý giá đang được nhân dân gìn giữ cẩn thận.
Ngoài ra còn có bia ký, khánh đá, đôi rồng thời Lê bằng đá vẫn còn lưu giữ trong đền. Vào ngày 17 tháng giêng hằng năm là ngày ông tử trận nhân dân tổ chức tế lễ hương khói và mở hội đấu vật. Những trai tráng khỏe mạnh cường tráng sau khi thắng vật thì đội lễ vào dâng hương trong Đền. Tất cả là tấm lòng thành kính của nhân dân đối với vị công thần của đất nước, ông tổ nghề võ vật.
Trải qua nhiều thế kỷ với không ít thăng trầm nhưng ngôi Đền vẫn được nhân dân chăm lo hương khói và tỏ lòng ngưỡng mộ. Năm 1993 ngôi Đền đã được Bộ văn hóa cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đến với Sầm Sơn các bạn sẽ được chúng tôi - đơn vị chuyên "Đặt Phòng Khách Sạn Sầm Sơn" tư vấn các dịch vụ tốt nhất, khách sạn Sầm Sơn phù hợp nhất, nhà hàng Sầm Sơn nổi bật nhất, địa danh du lịch Sầm Sơn nổi tiếng nhất, ẩm thực Sầm Sơn đặc sắc nhất.
Chúc du khách có những kỳ nghỉ tại biển Sầm Sơn vui vẻ.